Tetracyclin là thuốc gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu? mua ở đâu?

Tetracyclin là thuốc gì?

Bài viết này cung cấp cho bạn thêm các thông tin về thuốc kháng sinh tetracyclin để bạn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả đồng thời ngăn ngừa được hiện tượng kháng kháng sinh do sử dụng bừa bãi

Tetracyclin là thuốc gì?

Tetracyclin là thuốc gì?
Tetracyclin là thuốc gì?

Có mã ATC là J01AA07

Đây là một kháng sinh được phân loại vào nhóm dược lí kháng sinh kìm khuẩn phổ rộng, tác dụng hiệu quả trên nhiều chủng vi khuẩn như Gr-, Gr+, cả vi khuẩn hiếu khí và kị khí

Cơ chế tác dụng của tetracyclin: Tác động vào vi khuẩn bằng cách kìm hãm sự phát triển và nhân lên của vi khuẩn, ức chế quá trình tổng hợp protein bằng cách gắn vào tiểu phân 30S

Hiện nay trên thị trường thuốc được bào chế dưới dạng nhiều loại khác nhau phù hợp cho từng mục đích sử dụng như: viên nén, viên nang, thuốc mỡ tra mắt

Công dụng của thuốc

Đây là một loại kháng sinh phổ rộng, được sử dụng trong việc điều trị các chủng vi khuẩn nhạy cảm với loại kháng sinh này gồm: điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, da và tiết niệu, sử dụng trong việc điều trị một số bệnh lây qua đường tình dục,..

Thuốc mỡ tra mắt tetracyclin có tác dụng gì

Hiện nay thuốc mỡ tra mắt được chỉ định trong các bệnh lí nhiễm khuẩn ở mắt như viêm kết mạc, viêm giác mạc có nguyên nhân là do vi khuẩn, sử dụng trong điều trị bệnh mắt hột, bệnh viêm mí mắt

Cách sử dụng thuốc tetracyclin

Cách dùng:

  • Uống thuốc vào trước khoảng 1 giờ hoặc uống sau 2 giờ so với bữa ăn( do thức ăn làm ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc
  • Sau khi triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm nên sử dụng thuốc tiếp trong khoảng 3 ngày nữa
  • Hướng dẫn sử dụng thuốc mỡ tra mắt tetracyclin: Trước khi bôi thuốc bạn nên rửa sạch tay, tiếp đó lấy 1 lượng thuốc vừa đủ đặt vào khu vực mí dưới của mắt cần bôi, không để đầu tuýp thuốc chạm vào mắt khi sử dụng
  • Có dùng thuốc mỡ tetracyclin bôi ngoài da được không: Không nên bôi thuốc mỡ tetracyclin lên vết thương hở, vì có thể gây kích ứng nhẹ, ngoài ra còn làm tăng khả năng vi khuẩn kháng kháng sinh

Liều dùng tetracyclin :

  • Dạng thuốc mỡ tra mắt, bệnh nhân dùng khoảng 3-6 lần/ngày
  • Đường uống: Sử dụng liều tuân theo sự chỉ định của bác sĩ, không được sử dụng bừa bãi để tránh hiện tượng vi khuẩn kháng kháng sinh

Qúa liều và xử trí

Khi sử dụng quá liều thuốc cần báo ngay cho bác sĩ để được điều trị kịp thời

Các triệu chứng có thể gặp phải khi sử dụng quá liều của thuốc như: buồn nôn và nôn, phản ứng dị ứng, đi tiểu ra máu

Xử trí: Hiện vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho những bệnh nhân sử dụng quá liều thuốc. Chủ yếu là điều trị triệu chứng và quản lí nếu có phản ứng dị ứng

Thuốc mỡ tra mắt tetracyclin giá bao nhiêu?

  • Gía tetracyclin 1% dạng mỡ tra mắt được bán trên thị trường với giá khoảng 3-6 nghìn đồng/tuýp, liên hệ hotline: 0584398618 hoặc 0825570831 để được tư vấn 24/7
Thuốc tetracyclin
Thuốc mỡ tetracyclin bôi ngoài da

Thuốc tetracyclin 500mg bán ở đâu?

  • Bạn có thể mua thuốc tetracyclin ở nhà thuốc trên toàn quốc, tuy nhiên không nên sử dụng bừa bãi vì có thể dẫn đến vi khuẩn đề kháng kháng sinh
  • Bạn cũng có thể mua thuốc qua Trung tâm tư vấn sức khỏe – bacshimoinha.com bằng cách nhắn tin hoặc gọi điện vào hotline

Có dùng được thuốc tetracyclin cho phụ nữ mang thai và cho con bú không?

Không được sử dụng thuốc này cho những phụ nữ đang trong thời kì cho con bú hoặc đang mang thai do tetracyclin đi được qua nhau thai và bài tiết qua sữa mẹ do đó có thể gây hại đối với cơ thể của thai/ trẻ . Đặc biệt là tạo phức hợp với canxi gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xương

Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc

Hiện nay vẫn chưa có dữ liệu về việc sử dụng thuốc gây ảnh hưởng cho những người đang lái xe và điều khiển máy móc

Tất cả các tetracycline tạo thành một phức hợp canxi ổn định trong bất kỳ mô tạo xương nào.

Giảm tốc độ tăng trưởng xơ đã được quan sát thấy ở trẻ sinh non dùng tetracycline uống với liều 25mg / kg mỗi 6 giờ. Phản ứng này đã được đảo ngược khi ngưng thuốc.

Tác dụng phụ của tetracyclin

Có thể gây các tác dụng phụ như viêm ở miệng lưỡi, hiện tượng viêm đại tràng dạ mạc

Trên hệ thống máu: hiện tượng thiếu máu tan máu, giảm cả bạch cầu và tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa acid

Trên hệ thống miễn dịch: Nhiều đối tượng khi sử dụng thuốc có thể xuất hiện phản ứng dị ứng: nổi ban đỏ, mẩn ngứa, nặng hơn có thể xuất hiện phù mạch, sốc phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson

Trên mắt: có thể bị mất thị lực không hồi phục được và rối loạn thị giác

Rối loạn trên hệ tiêu hóa: Tần suất xuất hiện hiện tượng buồn nôn, nôn, tiêu chảy, không có cảm giác thèm ăn, kích thích ở dạ dày chưa biết được, ngoài ra hiếm gặp các tác dụng phụ như bị viêm loét ợ dạ dày thực quản

Trên gan: các triệu chứng của viêm gan: vàng da, vàng mắt, nặng hơn thì dẫn đến suy gan. Tần suất xuất hiện tình trạng gan nhiễm mỡ dẫn đến tình trạng nhiễm độc gan chưa xác định được

Da dễ nhạy cảm hơn với ánh sáng, trong quá trình điều trị bằng thuốc nên sử dụng các biện pháp để tránh trường hợp phải tiếp xúc với tia cực tím hoặc ánh sáng mặt trời, khi có dấu hiệu tổn thương da nên ngưng sử dụng thuốc và tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ

Trên cơ, xương: Khi sử dụng thuốc cho trẻ em và những thanh thiếu nên xương đang trong thời kì phát triển: tetracyclin sẽ kết hợp với canxi ở xương tạo nên một phức hợp ngăn cản sự phát triển của xương, khi gắn ở răng sẽ gây ra hiện tượng vàng răng ở trẻ em

Chống chỉ định của tetracyclin

Không sử dụng thuốc cho những đối tượng có tiền sử dị ứng với bất kì thành phần nào có trong công thức của thuốc

Không dùng thuốc này cho những phụ nữ có thai và cho con bú

Chống chỉ định cho những trẻ em có độ tuổi dưới 12 tuổi

Những bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan thận, bệnh nhân suy thận

Bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống cũng không được sử dụng thuốc

thuốc tetracyclin 500mg
thuốc tetracyclin 500mg

Tương tác của thuốc tetracyclin với các thuốc khác

Do các kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin khi vào trong cơ thể có thể bị tạo phức với các cation kim loại như( Fe, Al, Mg, bismuth, Zn,..) nên sử dụng đồng thời sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc và ảnh hưởng đến nồng độ của thuốc. Do đó không sử dụng cùng với nhau và nên cách xa nhau ra khoảng 3 giờ, không được uống tetracyclin cùng với sữa

Khi sử dụng đồng thời với các thuốc coumarin có tác dụng trong việc chống đông máu thì có thể dẫn tới kéo dài tác dụng của các thuốc này

Không sử dungj cùng các thuốc lợi tiểu vì gây ảnh hưởng đến chức năng thận và gây độc cho thận

Không sử dụng cùng với các thuốc kháng sinh khác có tác dụng diệt khuẩn như penicilin vì sẽ làm giảm tác dụng diệt khuẩn của penicillin: Khi sử dụng cùng các thuốc kìm khuẩn như tetracylin làm ngăn sự nhân lên của vi khuẩn, vi khuẩn thực hiện quá trình tổng hợp vách chậm hoặc có thể là không mà nhóm kháng sinh B- lactam  tác động vào vi khuẩn bằng cách ngăn sự tổng hợp vách tế bào, do đó sử dụng cùng nhau sẽ gây đối kháng tác dụng và làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng kháng sinh

Khi sử dụng tetracyclin với các thuốc như isotretinoin, tretinoin làm tăng áp lực nội sọ

Sử dụng cùng các thuốc điều trị bệnh đái tháo đường như insulin và sulfonylurea sẽ làm tăng tác dụng của các thuốc này, đường huyết của bệnh nhân bị hạ quá mức

Dược động học

Hấp thu:

  • Thuốc được hấp thu qua đường tiêu hóa khoảng 60-80%, sự hấp thu của thuốc sẽ bị giảm nếu dùng cùng sữa hoặc một số thuốc có chứa ion kim loại

Phân bố:

  • Tỉ lệ thuốc liên kết với protein huyết tương trung bình: chỉ khoảng từ 20- 65%
  • Thuốc được phân bố hầu hết các mô và dịch trong cơ thể
  • Khi cơ thể bình thường nồng độ thuốc có trong dịch não tủy thấp nhưng khi bị viêm màng não thì sẽ tăng lên
  • Thuốc bài tiết được qua sữa mẹ và có thể đi qua được hàng rào nhau thai

Thải trừ:

  • Thuốc được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu và phân bằng sự lọc ở cầu thận
  • Thải trừ qua nước tiểu ở dạng nguyên vẹn chiếm khoảng 55 % liều dùng

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

https://lovemama.vn/author
082 557 0831