Thông tin thuốc
Phối hợp kháng sinh trong thực hành lâm sàng
Hiện nay có nhiều kháng sinh có hoạt tính cao, với phổ rộng nên trong một số nhiễm khuẩn ở mức nhẹ và vừa thì chưa cần thiết phải sử dụng phối hợp các thuốc kháng sinh với nhau trong phác đồ điều trị. Tuy nhiên với những trường hợp người bệnh nhập viện với tình trạng bệnh nặng hơn thì không thể chờ đợi kết quả xét nghiệm vi sinh mà cần phải phối hợp kháng sinh nhằm mục đích mở rộng phổ tác dụng.
Do những bệnh nhân này thường có nguy cơ cao gặp phải những chủng vi khuẩn kháng thuốc, bị nhiễm khuẩn hỗn hợp( bệnh nhân nhiễm khuẩn mắc tại bệnh viện như bị viêm phổi, nhiễm khuẩn máu sau mổ, sốc nhiễm khuẩn chính vì thế việc phối hợp kháng sinh nhằm gia tăng hiệu quả điều trị
Mục đích phối hợp kháng sinh
Phối hợp kháng sinh làm giảm nguy cơ xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc:
Với những đề kháng thuốc do vi khuẩn đột biến gen, việc sử dụng phối hợp các thuốc kháng sinh với nhau làm giảm xác suất xuất hiện 1 đột biến kép
Đối với nhiễm khuẩn trong bệnh lao hoặc ổ nhiễm trùng: giúp làm giảm đề kháng kháng sinh do tại các ổ nhiễm khuẩn mật độ vi khuẩn rất cao, làm tăng nguy cơ xuất hiện vi khuẩn kháng kháng sinh
Phối hợp kháng sinh nhằm hiệp đồng tác dụng, làm tăng khả năng diệt khuẩn
Cả 2 kháng sinh trimethoprim và sulfamethoxazole: khi sử dụng đơn độc 2 kháng sinh này thì chỉ có tác dụng kìm khuẩn, nhưng khi kết hợp cả 2 kháng sinh này với nhau sẽ có tác dụng diệt khuẩn nhờ sự ức chế 2 giai đoạn trong quá trình tổng hợp acid folic – một acid cần thiết trong quá trình chuyển hóa
của vi khuẩn, từ đó sẽ làm ngừng cả 2 giai đoạn liên tiếp của quá trình tổng hợp acid
folic, gây nên sự thiếu thiếu hụt acid folic nghiêm trọng sẽ khiến vi khuẩn chết
Khi sử dụng phối hợp kháng sinh nhóm betalactam với chất có tác dụng ức chế men betalactamase, từ đó giúp cho kháng sinh không bị phân hủy và vẫn giữ được tác dụng. Một số phối hợp thường gặp hiện nay như amoxicillin/clavulanic,ticarcillin/clavulanate, ampicillin/sulbactam, piperacillin/tazobactam
Cặp phối hợp kinh điển: Phối hợp kháng sinh nhóm β-lactam với một kháng sinh aminoglycosid: khi đó cho kết quả hiệp đồng do β-lactam làm ức chế quá trình tổng hợp vách của vi khuẩn, từ đó tạo điều kiện cho aminoglycosid có thể dễ dàng xâm nhập vào tế bào và phát huy tác dụng.
Ví dụ: Phối hợp penicillin-aminosid nhằm hiệp đồng tác dụng diệt khuẩn trong điều trị viêm nội tâm mạc do Enterococcus
Phối hợp kháng sinh nhằm mục đích mở rộng phổ tác dụng
Đối với các nhiễm khuẩn có nhiều chủng vi khuẩn như hiếu khí và kị khí
- Ví dụ: trong các nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn ở ổ bụng, vùng tiểu khung
Đối với các nhiễm khuẩn có chứa cả vi khuẩn nội bào và ngoại bào
- ví dụ ở những bệnh nhân vị viêm phổi cộng đồng
Macrolid: azithromycin, clarithromycin; FQ hô hấp: levofloxacin, moxifloxacin
Hiện nay đã có các kháng sinh phổ rộng trên cả vi khuẩn kị khí, cho phép có thể dùng đơn độc (meropenem, imipenem, piperacillin/tazobactam, doripenem,…)
Các trường hợp khác
Các chế phẩm phối hợp đã được nghiên cứu và phê duyệt.
Các hoạt chất phối hợp | Tên thương mại | |
Amoxicillin/Clavulanic Acid | Augmentin® | |
Ampicillin/Sulbactam | Unasyn® | |
Ceftazidime/Avibactam | Avycaz® | |
Ceftolozane/Tazobactam | Zerbaxa® | |
Imipenem/Cilastatin | Primaxin® | |
Piperacillin/Tazobactam | Zosyn®, | |
Ticarcillin/Clavulanate | Timentin® | |
Trimethoprim/
Sulfamethoxazole |
Bactrim® | |
Spiramycin/ Metronidazol | Rodogyl® |
Các tiêu chí cần quan tâm khi phối hợp kháng sinh
Nên phối hợp 2 loại kháng sinh có cùng loại tác dụng: hoặc cùng có tác dụng kìm khuẩn hoặc cùng có tác dụng diệt khuẩn
Nhóm kháng sinh diệt khuẩn bao gồm: B-lactam, aminosid, cotrimoxazol, polypeptid, macrolid(liều cao), quinolon. Đây là những kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn
Nhóm kháng sinh kìm khuẩn bao gồm: tetracyclin, Chloramphenicol, Sulphamethoxazol, Trimethoprim, Polypeptid, Lincomycin, Macrolid (liều trung bình), Sulfamid. Đây là nhóm kháng sinh có tác dụng làm ức chế quá trình phát triển và nhân lên của vi khuẩn, không có tác dụng diệt khuẩn
Không được phối hợp kháng sinh nhóm kìm khuẩn với kháng sinh thuộc nhóm diệt khuẩn:
- Ví dụ: khi phối hợp beta lactam với một kháng sinh khác có tác dụng kìm khuẩn:
- Beta lactam tiêu diệt vi khuẩn nhờ tác dụng vào vách tế bào vi khuẩn, ức chế quá trình tổng hợp vách, màng tế bào bên trong của vi khuẩn bị lộ ra, thoát chất ra ngoaì, từ đó vi khuẩn bị tiêu diệt. Những kháng sinh này sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi vi khuẩn ở trong giai đoạn đang phát triển, nhân lên với số lượng lớn.
- Nếu sử dụng cùng với một kháng sinh kìm khuẩn thì dường như betalactam bị đối kháng tác dụng, vì kháng sinh kìm khuẩn làm kìm hãm sự phát triển và nhân lên của vi khuẩn, không tiếp tục thực hiện quá trình tổng hợp lớp vỏ- đích tác dụng của kháng sinh betalactam
Không phối hợp 2 kháng sinh có cùng cơ chế tác dụng, cùng gây độc trên một cơ quan
Ví dụ: Khi sử dụng phối hợp 2 kháng sinh thuộc nhóm beta lactam sẽ gây ra hậu quả là làm giảm tác dụng của nhau. Vì đích tác dụng của cả 2 kháng sinh này đều là vách tế bào của vi khuẩn, vì vậy khi sử dụng với nhau sẽ dẫn đến cạnh tranh cơ chất =>> không phối hợp
Không sử dụng phối hợp 2 thuốc kháng sinh nhóm aminosid vì dẫn đến hậu quả làm tăng nguy cơ gây ra các độc tính, tác dụng phụ trên thính giác, thận. Có thể gây điếc và suy thận trầm trọng
Hai kháng sinh khi phối hợp không kích thích sự đề kháng của nhau
Ví dụ khi phối hợp 2 kháng sinh: cephalosporin và kháng sinh thuộc nhóm penicillin vì sự phối hợp này sẽ dẫn đến kích thích kháng chéo.
Hạn chế sử dụng kháng sinh phổ rộng khi phối hợp
Copy vui lòng trích nguồn bài viết: https://bacsimoinha.com/