Danh sách những thuốc không được bẻ, nhai hoặc nghiền nhỏ khi uống

thuốc không được nhai, bẻ nghiền

Hiện nay có rất nhiều nhóm thuốc khi dùng bằng đường uống không được bẻ, nghiền nhỏ vì có thể dẫn đến làm phá vỡ cấu trúc giải phóng của thuốc, ảnh hưởng đến quá trình dược động học của thuốc như quá trình hấp thu, chuyển hóa của thuốc,…

Việc hiểu biết và nhớ được các nhóm thuốc không được nhai, bẻ nhỏ viên khi uống sẽ giúp người dược sĩ tư vấn và dăn dò người bệnh kĩ hơn, từ đó làm giảm nguy cơ gây ra thất bại điều trị hoặc gặp phải một số tác dụng phụ trên người bệnh. Do hiện nay vẫn còn nhiều người bệnh giữ thói quen bẻ nhỏ hoặc nghiền thuốc để dễ uống hơn, điều này chỉ phù hợp với một số dạng viên nén thông thường, viên có vạch phân chia

Một số hậu quả người bệnh có thể gặp phải nếu nhai, nghiền, bẻ đôi viên thuốc dạng này là:

  • Đầu tiên, khi bẻ viên thuốc có thể gây ra hậu quả như phá vỡ cấu trúc vỏ bao bên ngoài của viên thuốc, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình dược động học, làm giảm tác dụng điều trị cũng như có thể làm gia tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ cũng như độc tính của thuốc
  • Đối với một số thuốc có thể gây ra hiện tượng kích ứng đường tiêu hóa
  • Nếu mở vỏ nang hoặc nghiền nhỏ viên thuốc khi uống có thể làm lộ ra mùi khó chịu của dược chất
  • Một số hoạt chất không bền trong acid dịch vị, chính vì vậy khi bẻ, nghiền nhỏ viên thuốc có thể dẫn đến việc dược chất bị phân hủy, từ đó làm mất tác dụng điều trị của thuốc

Dưới đây sẽ là 6 dạng thuốc không được nhai, nghiền, bẻ đôi viên thuốc, dược sĩ hãy lưu ý trong quá trình tư vấn cho người bệnh

  1. Thuốc có dạng bào chế giải phóng dược chất kéo dài

Ở dạng bào chế này, hoạt chất được giải phóng từ từ nhằm đảm bảo duy trì một nồng độ ổn định ở trong máu người bệnh, do vậy người bệnh không cần phải dùng thuốc nhiều lần trong một ngày mà vẫn đảm bảo được nồng độ điều trị trong suốt cả ngày

Hơn nữa, những dạng thuốc này thông thường sẽ có hàm lượng cao hơn các dạng thuốc khác, chính vì vật người bệnh cần dùng đúng liều thuốc và dùng đúng số lần như bác sĩ đã chỉ định cho bạn. Việc người bệnh nhai, bẻ hoặc nghiền nhỏ viên thuốc sẽ làm phá vỡ cấu trúc bào chế của viên thuốc từ đó có thể dẫn đến việc làm tăng nồng độ, tăng tác dụng điều trị, độc tính của thuốc tại thời điểm dùng thậm chí có thể dẫn đến việc quá liều khi dùng thuốc , cũng như có thể dẫn đến nồng độ thuốc ở cuối ngày không đạt đủ nồng độ điều trị

Dưới đây là một số kí hiệu giúp nhận biết được đâu là các thuốc thuộc nhóm giải phóng kéo dài:

Bảng 1: Kí hiệu nhận biết thuốc giải phóng kéo dài

Kí hiệu

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

LA

Long acting

Tác dụng kéo dài

CR

Controlled release

Phóng thích có kiểm soát

CD

controlled delivery

Phóng thích có kiểm soát

SR

Sustained release

Phóng thích chậm

XL/XR

Extended release

Phóng thích kéo dài

SA

Sustained action

Tác dụng kéo dài

DA

Delayed action

Tác dụng kéo dài

MR

Modified release

Tác dụng kéo dài

ER

Extended release

Tác dụng kéo dài

PA

Prolonged action

Tác dụng kéo dài

Retard

Retard

Chậm

 

2. Thuốc bao tan trong ruột

Ở dạng bào chế này, trong giai đoạn bào chế thuốc được bao một lớp phim ở ngoài, màng bao phim này có tác dụng giúp bảo vệ hoạt chất không bị phân hủy bởi acid dịch vị và khi xuống ruột non màng phim tan ra, giải phóng dược chất.

Mục đích của việc bào chế viên thuốc bao tan tại ruột

Dành cho những dược chất không bền và dễ bị phân hủy bởi acid có trong dạ dày. Một số thuốc thường gặp đó là Nexium, Dudencer, Pantoloc, Tavomac DR40 (Pantoprazo 40mg); Pariet Tablets. 10mg (rabeprazole)

Dược chất gây những kích ứng mạnh trên đường tiêu hóa, hoặc có thể gây ra những tổn thương đến niêm mạc miệng và thực quản: Aspirin PH8, Deparkine

3. Dạng thuốc đặt dưới lưỡi

Một số thuốc được bào chế dưới dạng viên đặt dưới lưỡi như nitroglycerin, isosorbid dinitrat(SORBITRATE), nifedipin (Ạdalat), ergotamine(ERGOMAR),…

Thuốc được hấp thu vào máu và tuần hoàn chung nhờ hệ thống mao mạch dưới lưỡi phong phú, không bị chuyển hóa lần đầu qua gan. Việc bẻ đôi, nghiền nhỏ hoặc nhai viên thuốc  sẽ làm phá vỡ cấu trúc bào chế của viên thuốc, từ đó ảnh hưởng đến hiệu qủa điều trị của thuốc

4. Những thuốc có mùi vị khó chịu

Một số hoạt chất có mùi vị khó chịu như berberin, docusate, praziquantel, PenicillinV; ciprofloxacin; trazodone, ibuprofen, topiramate,… Khi bào chế bằng cách bao film hoặc bao đường sẽ có tác dụng giúp che dấu mùi vị khó chịu của dược chất khi uống

5.Thuốc chứa dược chất có nguy cơ gây hại cho người tiếp xúc

Những hoạt chất có nguy cơ gây hại cho người nếu tiếp xúc đó là thuốc điều trị ung thư, ức chế miễn dịch, những thuốc gây độc cho tế bào. Khi nghiền hoặc mở nang, sex làm bột thuốc tiếp xúc da và niêm mạc của người bệnh từ đó có thể gây kích ứng hoặc gây độc như: gây ung thư, gây ra quái thai cho trẻ, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người sử dụng thuốc

Một số thuốc như  DOLOBIB (diflunisal), FELDENCE (piroxicam), POSICOR (mibefradil)

Copy ghi nguồn: https://bacsimoinha.com/danh-sach-nhung-thuoc-khong-duoc-be-nhai-hoac-nghien-nho-khi-uong/

thuốc không được nhai, bẻ nghiền

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

https://lovemama.vn/author
082 557 0831