Bệnh tâm thần phân liệt gây nên những gánh nặng rất lớn cho gia đình và xã hội. Những bệnh nhân mắc tâm thần phân liệt thường bị mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng. Nghiên cứu cũng cho thấy tuổi thọ của người bị tâm thần phân liệt thấp hơn người khỏe mạnh. Hiện tại, tâm thần phân liệt có thể chữa khỏi được bằng thuốc kết hợp với các phương pháp trị liệu tâm lí. Một trong số những thuốc điều trị tâm thần phân liệt là Sunsizopin. Tuy nhiên, là một thuốc chữa bệnh tâm thần, Sunsizopin có thể gây ra các tác dụng phụ tới người bệnh nếu không được sử dụng đúng cách. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin cần thiết cho người bệnh về thuốc Sunsizopin, nhằm giúp người bệnh sử dụng thuốc một cách hợp lí, an toàn.
Sunsizopin là thuốc gì?
Sunsizopin có thành phần mang hoạt tính là clozapin. Clozapin khi vào trong cơ thể sẽ làm giảm tác dụng của các chất truyền đạt thần kinh. Từ đó, thuốc làm cải thiện triệu chứng ở bệnh nhân bị tâm thần phân liệt.
Thuốc được sản xuất bởi Sun Pharmaceutical Industries Ltd. của Ấn Độ.
Thành phần có trong thuốc
Thuốc Sunsizopin được bào chế dưới dạng viên nén, đóng hộp 5 vỉ x 10 viên.
Thành phần cho mỗi viên thuốc chứa:
Clozapin:…………………………………………….25 mg.
Tá dược vừa đủ:………………………………….1 viên.
Thuốc cần được bảo quản ở nơi thoáng mát tại nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng mặt trời.
Thuốc Sunsizopin sử dụng trong những bệnh nào?
Thuốc được chỉ định trong những trường hợp tâm thần phân liệt không đáp ứng điều trị với thuốc chống loạn thần khác hoặc không dung nạp được các tác dụng không mong muốn của những phương pháp điều trị khác.
Ngoài ra, thuốc được chỉ định trong trường hợp rối loạn tâm thần trên nền bệnh nhân mắc Parkinson.
Cách sử dụng thuốc Sunsizopin
Cách dùng
Đây là thuốc sử dụng theo đơn của bác sĩ. Khi sử dụng thuốc phải có sự cho phép của bác sĩ, dược sĩ. Tuyệt đối KHÔNG được tự ý mua và sử dụng thuốc.
Thuốc có thể dùng kèm với bữa ăn hoặc uống xa bữa ăn. Tuy nhiên, bệnh nhân KHÔNG nên uống rượu trong giai đoạn sử dụng thuốc.
Liều dùng
Nhìn chung, mỗi người bệnh cần chỉnh liều về mức liều phù hợp với mình. Đó là mức liều thấp nhất có thể gây ra tác dụng điều trị. Cần dò liều và chia liều thận trọng để tránh các tác dụng phụ có thể gây ra khi sử dụng thuốc.
Cần sử dụng đúng liều đã được kê sau khi bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị của bạn. Các đánh giá trên có thể liên quan đến các chỉ số xét nghiệm máu liên quan đến số lượng bạch cầu. Ngoài ra, liều cũng cần được thay đổi trên các bệnh nhân sử dụng thuốc Sunsizopin cùng với một số thuốc khác.
Thông thường, thuốc được dùng cho bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống loạn thần khác nhưng do không có hiệu quả điều trị hoặc do có tác dụng phụ nên cần đổi sang Sunsizopin. Tuy nhiên, thuốc Sunsizopin KHÔNG nên sử dụng đồng thời với các thuốc có cùng tác dụng với nó. Do đó, bệnh nhân trước khi sử dụng Sunsizopin cần ngừng các thuốc khác bằng cách giảm liều từ từ.
Trong điều trị tâm thần phân liệt vốn không có hiệu quả với các phác đồ trước đó
Khởi đầu:
- Liều khởi đầu 12,5 mg x 1 – 2 lần/ngày.
- Ngày thứ hai tăng lên 25 mg x 1 – 2 lần/ngày.
- Nếu dung nạp tốt, tiếp tục tăng liều từ từ. Mỗi lần tăng 25 – 50 mg liều để đạt được mức liều 300 mg/ngày trong 2 – 3 tuần.
- Sau đó, nếu cần, có thể tăng liều lên tiếp. Tăng dần một mức liều sau mỗi nửa tuần hoặc mỗi tuần. Mỗi lần tăng 50 – 100 mg liều.
Khoảng liều:
- Hầu hết bệnh nhân có hiệu quả điều trị với liều 200 – 450 mg/ngày, chia làm nhiều lần.
- Mỗi lần uống trong ngày có thể dùng liều không đều nhau. Liều dùng trước khi ngủ lớn hơn.
Liều tối đa:
- Một số bệnh nhân có thể cần mức liều lớn hơn.
- Mỗi lần tăng liều không quá 100 mg liều. Liều tối đa là 900 mg/ngày.
- Cần lưu ý là các tác dụng phụ sẽ dễ gặp hơn với mức liều trên 450 mg/ngày.
Liều duy trì:
- Sau khi đạt hiệu quả điều trị với một mức liều, bệnh nhân có thể duy trì hiệu quả đó với một mức liều thấp hơn.
- Tuy nhiên, việc dò liều giảm dần cần cẩn trọng.
- Duy trì quá trình điều trị trong ít nhất 6 tháng.
- Nếu mức liều duy trì không quá 200 mg/ngày, có thể sử dụng thuốc 1 lần/ngày vào buổi tối.
Ngừng điều trị: nên giảm dần liều trong 1 – 2 tuần. Nếu buộc phải ngừng đột ngột, cần theo dõi các phản ứng do ngừng thuốc đột ngột trên bệnh nhân.
Điều trị lại:
- Với những bệnh nhân đã không sử dụng thuốc quá 2 ngày, khi bắt đầu điều trị lại bằng Sunsizopin, liều khởi đầu là 12,5 mg x 1 – 2 lần/ngày vào ngày đầu.
- Nếu bệnh nhân dung nạp tốt, có thể tăng liều đến liều điều trị nhanh hơn so với bệnh nhân mới điều trị lần đầu. Với những bệnh nhân gặp khó khăn khi dò liều từ lần điều trị trước, lần này cần dò liều cẩn thận.
Trong điều trị tâm thần phân liệt ở bệnh nhân Parkinson vốn không hiệu quả với các phác đồ trước đó
Khởi đầu:
- Liều khởi đầu không quá 12,5 mg/ngày, uống buổi tối.
- Tăng liều dần ở những ngày sau, mỗi lần tăng 12,5 mg liều. Tăng 1 – 2 lần/tuần.
- Liều tối đa là 50 mg/ngày. Nếu phải tăng đến liều này, thời gian tăng liều cần ít nhất 2 tuần.
- Sử dụng thuốc 1 lần vào buổi tối.
Khoảng liều:
- Hầu hết bệnh nhân có hiệu quả điều trị với liều 25 – 37,5 mg/ngày.
- Nếu dùng mức liều 50 mg/ngày sau 1 tuần vẫn không có hiệu quả rõ rệt, có thể tăng liều từ từ mỗi tuần 1 lần, mỗi lần tăng 12,5 mg liều.
Liều tối đa:
- Chỉ nên tăng liều vượt quá 50 mg/ngày trong những trường hợp đặc biệt.
- KHÔNG được tăng quá 100 mg/ngày.
- Hoãn tăng liều nếu có xảy ra tụt huyết áp tư thế đứng, buồn ngủ nặng hoặc có biểu hiện lú lẫn. Cần theo dõi huyết áp những ngày đầu điều trị.
Liều duy trì:
- Khi các triệu chứng loạn thần hết hoàn toàn sau ít nhất 2 tuần, có thể tăng liều các thuốc điều trị Parkinson.
- Nếu tăng liều mà lại gặp các vấn đề về loạn thần, có thể tăng liều Sunsizopin mỗi tuần 1 lần, mỗi lần 12,5 mg liều, có thể lên đến mức liều tối đa là 100 mg/ngày. Ở mức liều 100 mg/ngày, có thể chia uống 1 lần/ngày hoặc chia ra 2 lần/ngày.
Ngừng điều trị:
- Giảm liều từ từ, mỗi 1 – 2 tuần thực hiện 1 lần giảm, mỗi lần giảm 12,5 mg liều.
- Nếu phải ngừng đột ngột do các tác dụng phụ nguy hiểm, cần theo dõi tâm thần của bệnh nhân do có thể tái phát các triệu chứng loạn thần.
Dùng thuốc trên các đối tượng đặc biệt
Trên bệnh nhân suy gan: sử dụng thuốc thận trọng. Cần theo dõi chức năng gan thường xuyên.
Trên trẻ em: chưa xác định được an toàn và hiệu quả của thuốc khi dùng trên trẻ dưới 16 tuổi. KHÔNG nên sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 16 tuổi.
Trên bệnh nhân trên 60 tuổi:
- Liều khởi đầu 12,5 mg x 1 lần/ngày.
- Sau đó, tăng dần liều, mỗi lần tăng không quá 25 mg/ngày.
Nhìn chung, cần tuân thủ chế độ liều mà bác sĩ đã kê.
Quá liều và xử trí
Mức liều trên 2 g ở người lớn có thể gây tử vong. Ở trẻ em, quá liều khi dùng với mức 50 – 200 mg cũng xuất hiện các triệu chứng. Nhìn chung, các triệu chứng có thể kể đến gồm: buồn ngủ, bất tỉnh, hôn mê, lú lẫn, kích động, ảo giác, có hội chứng ngoại tháp, co giật, tăng phản xạ, tăng tiết nước bọt, giãn đồng tử, mờ mắt, nhịp nhanh, hạ huyết áp, suy hô hấp,…
Xử trí chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc hỗ trợ:
- Theo dõi chức năng tim mạch và hô hấp cùng các dấu hiệu sinh tồn.
- Uống than hoạt kèm sorbitol.
- Theo dõi cân bằng điện giải, cân bằng kiềm – toan.
- Nếu có biểu hiện kháng cholinergic nặng, có thể dùng physostigmin.
- Thời gian giám sát ít nhất 5 ngày.
Thuốc Sunsizopin giá bao nhiêu?
Để biết giá của thuốc Sunsizopin: liên hệ hotline 0584398618 hoặc 0825570831 để được tư vấn 24/7.
Hiện nay giá bán trên thị trường đang giao động xung quanh mức gía mà chúng tôi đưa ra. Mỗi cơ sở y tế và nhà thuốc sẽ có sự chênh lệch nhỏ khác nhau.
Lưu ý: khi mua bất kì thuốc nào bạn cũng cần kiểm tra kĩ tem, hạn dùng và các thông tin của thuốc được in trên bao bì. Chữ ở trên bao bì phải được in rõ ràng, đậm,…
Thuốc Sunsizopin bán ở đâu?
Bạn có thể mua thuốc Sunsizopin ở các nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên việc mua và sử dụng thuốc phải theo đơn điều trị của bác sĩ.
Bạn cũng có thể mua thuốc qua Trung tâm tư vấn sức khỏe – bacsimoinha.com bằng cách nhắn tin hoặc gọi điện vào hotline 0584398618 hoặc 0825570831.
Có dùng được thuốc Sunsizopin cho phụ nữ mang thai và cho con bú không?
Chưa thấy có bằng chứng về các tác hại khi dùng thuốc Sunsizopin trên phụ nữ có thai. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có mẹ sử dụng thuốc trong ba tháng cuối thai kì có nguy cơ khi sinh ra gặp các triệu chứng như: kích động, tăng hoặc giảm trương lực cơ, run, buồn ngủ, suy hô hấp,… và cần được theo dõi cẩn thận. Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai.
Thuốc có bài tiết qua sữa mẹ và ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ. Do đó, KHÔNG cho con bú khi dùng thuốc Sunsizopin.
Tác dụng phụ của thuốc Sunsizopin
Những tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc Sunsizopin bao gồm: buồn ngủ, chóng mặt, nhịp tim nhanh, tăng tiết nước bọt, táo bón,…
Những tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng tính mạng bao gồm: các rối loạn về tim mạch, động kinh,… Đặc biệt, mất bạch cầu hạt là triệu chứng thường gặp và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Nếu gặp mất bạch cầu hạt, bệnh nhân cần ngưng điều trị ngay lập tức và có hướng xử trí kịp thời.
Một vài tác dụng phụ khác có thể gặp bao gồm: làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường, hạ huyết áp tư thế đứng, suy tuần hoàn, buồn nôn và nôn, rối loạn chức năng gan và mật, nói lắp, khó nói, mờ mắt, bí tiểu, tăng thân nhiệt, rối loạn tiết mồ hôi, mệt mỏi,…
Thông báo cho bác sĩ về các triệu chứng bạn gặp phải nghi là tác dụng phụ gây ra do thuốc để có những quyết định thích hợp.
Ảnh hưởng của Sunsizopin đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc gây buồn ngủ, chóng mặt cùng các rối loạn trên tâm thần cho người sử dụng, do đó cần tránh những hoạt động phức tạp như lái xe và vận hành máy móc, đặc biệt trong những tuần đầu điều trị.
Chống chỉ định của thuốc Sunsizopin
KHÔNG sử dụng thuốc trong những trường hợp:
- Bệnh nhân mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân vì một lí do nào đó không thể tiến hành xét nghiệm máu thường xuyên.
- Có tiền sử mất bạch cầu hạt hoặc đang mất bạch cầu hạt, ngoại trừ do hóa trị liệu.
- Đang sử dụng các thuốc có khả năng gây mất bạch cầu hạt.
- Suy tủy.
- Động kinh không kiểm soát.
- Loạn thần do rượu, ngộ độc thuốc,…
- Suy tuần hoàn và/hoặc ức chế thần kinh trung ương.
- Rối loạn thận hoặc tim nặng.
- Bệnh gan.
- Liệt ruột.
Tương tác thuốc của thuốc Sunsizopin với các thuốc và chế phẩm khác
KHÔNG được dùng đồng thời Sunsizopin với:
- Các thuốc có tác dụng ức chế tủy xương.
- Các thuốc chống loạn thần dạng tác dụng kéo dài.
- Rượu.
Thận trọng và phải điều chỉnh liều khi sử dụng đồng thời Sunsizopin với:
- Các thuốc ức chế thần kinh trung ương: thuốc an thần gây ngủ (đặc biệt là nhóm benzodiazepin như diazepam), thuốc kháng histamin,…
- Các thuốc kháng cholinergic.
- Các thuốc kháng alpha-adrenergic.
- Các thuốc ức chế enzym CYP1A2 như caffein, fluvoxamin, thuốc tránh thai chứa nội tiết tố (estrogen kết hợp progesteron hoặc chỉ progesteron),…
- Các thuốc cảm ứng enzym như carbamazepin, phenytoin, rifampicin, omeprazol,…
- Một số thuốc khác như citalopram, lithium, acid valproic,…
Dược động học của thuốc Sunsizopin
Hấp thu: thuốc hấp thu nhanh, gần như hoàn toàn nhưng bị chuyển hóa bước một mạnh. Sinh khả dụng 50 – 60 %.
Phân bố: thể tích phân bố 1,6 L/kg, liên kết với protein huyết tương 95 %.
Chuyển hóa và thải trừ: thuốc chuyển hóa gần như hoàn toàn ở gan và thải trừ theo hai pha. Thời gian bán thải trung bình 12 giờ nhưng có dao động lớn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.