Thông tin thuốc
Rodogyl là thuốc gì? có tác dụng gì? giá bao nhiêu? mua ở đâu?
Đau răng khiến bạn gặp các vấn đề về ăn uống, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của chính bạn. Khi gặp các tình trạng này nhiều người thường tìm đến bác sĩ, uống các thuốc giúp giảm đau,… trong đó kháng sinh rodogyl được sử dụng khá phổ biến trong ngày nay. Nhưng liệu bạn đã sử dụng đúng và an toàn chưa, bài viết này sẽ giải đáp cho bạn các thắc mắc xoay quanh việc sử dụng thuốc như thuốc rodogyl là thuốc gì? cách dùng, liều dùng, giá bán? có cần phải lưu ý gì khi dùng thuốc này không?
Rodogyl là thuốc gì
Rodogyl ngoại là sự phối hợp giữa một kháng sinh thuộc nhóm macrolide là spiramicin và kháng sinh metronidazole thường được sử dụng trong việc điều trị các vi khuẩn kị khí, sự phối hợp này hiệu quả khi điều trị trong các chứng nhiễm khuẩn răng miệng.
Thuốc được sản xuất bởi Sanofi S.P.A, khi lưu hành trên thị trường Việt Nam có số đăng kí là VN-21829-19
Thành phần của thuốc đau răng rodogyl
Mỗi viên nén bao phim thuốc đau răng rodogyl có chứa:
- Spiramycin……………………………………………………..750 000 lU
- Metronidazole………………………………………………….125 mg
- Thành phần tá dược vừa đủ 1 viên
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim
Được đóng gói thành hộp có chứa 2 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên thuốc
Mô tả hình dạng viên thuốc: Về màu sắc, thuốc có màu trắng đến màu trắng kem, ở trên 1 mặt của thuốc có in chữ “302 AV”
Rodogyl có tác dụng gì?
Được chỉ định trong điều trị các triệu chứng của nhiễm khuẩn răng miệng và được sử dụng trong điều trị các nhiễm khuẩn cấp và mãn tính như bệnh áp xe răng, viêm sưng tấy ở xung quanh thân răng, viêm nướu, viêm lợi, người bị viêm nha chu, viêm tuyến nước bọt ở mang tai hoặc dưới hàm
Hỗ trợ điều trị các biến chứng nhiễm khuẩn sau cuộc phẫu thuật ở răng miệng
Điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn ở hầu họng có nguyên nhân là do vi khuẩn kị khí gây ra
Điều trị viêm tai và viêm xoang
Cách sử dụng thuốc rodogyl
Cách dùng:
- Đây là thuốc kê đơn nên chỉ dùng theo đơn của bác sĩ
- Nên uống cách xa bữa ăn vì thức ăn có thể cản trở quá trình hấp thu của thuốc
- Khi uống thuốc bạn phải nuốt nguyên viên thuốc, không được bẻ nhỏ hoặc nhai nghiền nhỏ viên thuốc
- Uống thuốc với 1 ly nước đun sôi để nguội
- Mỗi người sẽ có chế độ liều và thời gian điều trị khác nhau, nên tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế trường hợp vi khuẩn đề kháng kháng sinh
- Trung bình mỗi đợt điều trị trong vòng khoảng từ 6 đến 10 ngày
Thuốc rodogyl liều dùng:
Người lớn: Chế độ liều cho người lớn là uống khoảng 4-6 viên trong vòng 1 ngày và chia ra làm 2-3 lần uống, tùy theo mức độ và tình trạng của từng người bệnh, trong trường hợp nặng có thể dùng đến liều 8 viên trong 1 ngày
Trẻ em:
- Đối với trẻ từ 6- 10 tuổi: sử dụng liều 2 viên trong vòng 1 ngày
- Trẻ em từ 10 đến 15 tuổi: uống 3 viên trong vòng 1 ngày
Suy thận: Bệnh nhân bị suy thận không cần hiệu chỉnh liều dùng thuốc
Qúa liều và xử trí:
Trong trường hợp không may sử dụng quá liều thuốc thì bạn nên báo ngay cho bác sĩ, nếu gặp các triệu chứng nguy hại đến sức khỏe hoặc tính mạng thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời
Liên quan đến thành phần spiramycin: Khi sử dụng quá liều có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy
Metronidazol: Các triệu chứng như buồn nôn, khô miệng, gây ra hiện tượng giảm hoặc mất vị giác, làm giảm sự phối hợp vận động, có thể dẫn đến bị trầm cảm nhẹ
Rodogyl giá bao nhiêu?
- Rodogyl giá : liên hệ hotline: 0584398618 hoặc 0825570831 để được tư vấn 24/7
Thuốc rodogyl bán ở đâu?
- Bạn có thể mua thuoc rodogyl và tham khảo giá thuốc rodogyl ở nhà thuốc trên toàn quốc, tuy nhiên không nên sử dụng bừa bãi vì có thể dẫn đến vi khuẩn đề kháng kháng sinh
- Bạn cũng có thể mua thuốc kháng sinh răng rodogyl qua Trung tâm tư vấn sức khỏe – bacshimoinha.com bằng cách nhắn tin hoặc gọi điện vào hotline
Có dùng được thuốc rodogyl cho phụ nữ mang thai và cho con bú không?
Hoạt chất metronidazol có thể qua được nhau thai, nồng độ thuốc có ở trong máu của thai nhi tương tự ở trong cơ thể mẹ. Việc dùng thuốc có chứa metronidazol cho những người đang trong giai đoạn mang thai đến nay vẫn còn nhiều tranh luận, các kết quả nghiên cứu cho thấy dùng thuốc trong 3 tháng đầu khi người mẹ mang thai không gây ra quái thai
Tuy nhiên theo thông tin thuốc đã được cấp phép lưu hành ở Hoa Kì thì metronidazol không được sử dụng trong 3 tháng đầu khi mang thai để điều trị cho những người bị nhiễm trichomonas, trong vòng 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thì có thể được sử dụng
Trong trường hợp điều trị thì cần cân nhắc kĩ giữa lợi ích và nguy cơ gây ra các biến chứng
Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng spiramycin trong thai kì không làm tăng nguy cơ gây quái thai
Phụ nữ cho con bú: Cả 2 thành phần là spiramycin và metronidazol đều được bài tiết qua sữa mẹ, cho nên không dùng thuốc cho những phụ nữ đang trong thời kì cho con bú
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Trong thời gian dùng thuốc có thể gặp phải một số tác dụng phụ như bị ảo giác, chóng mặt, co giật cho nên có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và điều khiển máy móc của người bệnh
Tác dụng phụ của thuốc rodogyl của pháp
Nếu gặp các biến chứng nghi ngờ là tác dụng phụ của thuốc gây ra làm nguy hiểm đến sức khỏe hoặc tính mạng của người bệnh thì nên thông báo cho bác sĩ để được điều trị kịp thời
Gây ra tình trạng rối loạn trên hệ tiêu hóa: như buồn nôn và nôn, bị bệnh đau dạ dày, bụng chướng, khó tiêu hóa thức ăn, không còn cảm giác ngon miệng, bi khô miệng lưỡi, viêm đại tràng giả mạc
Trên hệ thống miễn dịch: xảy ra phản ứng dị ứng nếu người bệnh mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc như nổi mẩn ngứa, ban đỏ trên da, bị sưng tại các vị trí như tay chân, họng, trên đường hô hấp bị phù mạch, nặng hơn có thể dẫn đến sốc phản vệ, đe dọa tính mạng của con người
Trên hệ thần kinh: bị đau nhức đầu, chóng mặt, choáng váng, ở những người bệnh này có thể bị giảm các cảm nhận về đau và nóng
Tổn thương não
Bị rối loạn tâm thần gây ra các hội chứng như ảo giác, tinh thần lú lẫn, nặng hơn thì dẫn đến trầm cảm
Trên mắt: chứng song thị, cận thị, chứng nhìn mờ, người bệnh có thể bị giảm thị lực
Trên hệ máu và hệ bạch huyết: Gây ra các tác dụng phuj như giảm bạch cầu và tiểu cầu
Gan: viêm gan biểu hiện bằng các triệu chứng như vàng da và niêm mạc
Chống chỉ định
Không dùng thuốc cho những người bệnh có tiền sử dị ứng với bất kì thành phần nào có trong thuốc
Không dùng thuốc cho những trẻ em dưới 6 tuổi
Không dùng cho những bệnh nhân nếu bệnh nhân đang dùng disulfiram, người bệnh bị nghiện rượu hoặc đang sử dụng một số thuốc khác có chứa cồn ở trong thành phần ít nhất là sau 1 ngày khi bạn sử dụng thuốc
Thận trọng khi sử dụng cho những người bệnh gặp vấn đề về dung nạp fructose
Thận trọng cho những bệnh nhân thiếu men G6PD
Tương tác thuốc
Thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang hoặc đã sử dụng bất kì loại thuốc nào gần đây để tránh xảy ra các tương tác gây hại cho cơ thể
Spiramycin làm giảm tác dụng của levodopa và carbidopa khi sử dụng cùng nhau
Metronidazol:
- Khi dùng cùng metronidazol cùng với disulfiram hoặc rượu có thể gây ra ảo giác, buồn nôn, đổ mồ hôi, hiện tượng đánh trống ngực
- Khi sử dụng các thuốc chống đông bằng đường uống thì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu
- Phenobarbital, thuốc có tác dụng kháng acid dạ dày, thuốc prednisone làm giảm tác dụng của metronidazol
- Thận trọng khi sử dụng cùng với Cimetidin vì làm tăng nguy cơ xuất hiện các độc tính của metronidazol
Thức ăn có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc
Dược động học của thuốc rodogyl
Hấp thu:
- Hoạt chất sipramycon được hấp thu nhanh và hấp thu không hoàn toàn qua đường uống, việc dùng cùng bữa ăn không làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc
- Kháng sinh metronidazol được hấp thu nhanh
Phân bố:
- Spiramycin không thể đi qua vào được dịch não tủy, chủ yếu được phân bố vào các tuyến nước bọt vào phổi, amidan, vào các xoang bị viêm, có được bài tiết vào sữa mẹ
- Sau khi uống metronidazol được phân bố nhanh đến các mô như mô lợi, ở các ổ xương của răng, phổi thận, gan, dịch não tủy, ở nước bọt và phân bố vào các dịch như dịch tiết của âm đạo và tinh dịch. Ngoài ra nó còn qua được cả nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ
Chuyển hóa
- Spiramycin được chuyển hóa qua gan tạo thành các sản phẩm chuyển hóa còn hoạt tính
- Metronidazol được chuyển hóa qua gan
Thải trừ
- Kháng sinh spiramycin được thải trừ qua phân và nước tiểu
Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp nhằm giúp bạn sử dụng thuốc an toàn và hiệu qủa hơn, nếu đang còn những thắc mắc chưa được giải đáp thì bạn có thể nhắn tin hoặc liên hệ hotline để được dược sĩ tư vấn
THÔNG TIN TRONG BÀI VIẾT CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, VIỆC DÙNG THUỐC CỦA BẠN PHẢI TUÂN THEO SỰ HƯỚNG DẪN NHƯ BÁC SĨ ĐÃ CHỈ ĐỊNH.