Bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tinh thần của bạn, bệnh sẽ trở nên nguy hiểm và khó chữa trị hơn. Vậy làm sao để người bệnh hiểu được về các thuốc điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu? Bài viết này sẽ giải đáp và cung cấp thông tin cho bạn về thuốc Eslo 10 – một thuốc điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu hiệu quả.
Eslo 10 là thuốc gì?
Eslo 10 được sản xuất bởi Hetero Labs Limited, Ấn Độ, lưu hành trên thị trường Việt Nam với số đăng kí là VN-19472-15.
Với thành phần chính là Escitalopram, thuốc được sử dụng để điểu trị trầm cảm và rối loạn lo âu thông qua cơ chế ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin, điều này làm cho chất dẫn truyền thần kinh serotonin được giữ lại tạm thời tại khe synap từ đó củng cố các mạch máu não và giúp điều chỉnh tâm trạng.
Thành phần của thuốc Eslo 10
Mỗi viên thuốc eslo 10 có chứa:
- Escitalopram (dưới dạng Escitalopram oxalat)………………………….10mg
- Thành phần tá dược vừa đủ 1 viên
Thuốc Eslo 10 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, được đóng góp thành hộp theo quy cách: 1 hộp có 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
Hạn sử dụng của thuốc là 24 tháng kể từ ngày sản xuất in trên bao bì. Thuốc được bảo quản ở những nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời.
Thuốc Eslo 10mg có tác dụng gì?
Là thuốc được chỉ định trong điều trị cấp hoặc duy trì bệnh trầm cảm ở người lớn và trẻ em từ 12 – 17 tuổi.
Hỗ trợ điều trị chứng lo âu toàn thể cấp tính ở người lớn.
Được sử dụng để điều trị các cơn hoảng sợ kèm theo ám ảnh sợ khoảng trống hoặc các cơn hoảng sợ không kèm theo ám ảnh sợ khoảng trống.
Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định trong các trường hợp mắc chứng sợ tiếp xúc với xã hội và ám ảnh cưỡng bức.
Cách sử dụng thuốc trầm cảm Eslo 10
Cách dùng
Đây là thuốc kê đơn nên cần được sử dụng dưới sự chỉ định và hướng dẫn của các bác sĩ hoặc dược sĩ, tùy vào lứa tuổi và tình trạng bệnh lý của người bệnh mà sẽ có các chế độ liều khác nhau.
Thông thường, uống thuốc 1 lần mỗi ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối, có thể uống cùng với bữa ăn hoặc ngoài bữa ăn do thức ăn không ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc.
Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh cần được theo dõi các tình trạng như tình trạng tâm trí, cảm giác bồn chồn, hưng phấn, mất kiểm soát tinh thần hay thậm chí là có ý định tự sát.
Liều dùng
Trẻ em trên 12 tuổi: uống 10mg/ngày; khi cần thiết có thể tăng lên uống 20mg/lần/ngày sau ít nhất 3 tuần điều trị.
Người lớn: thông thường uống 10mg/ngày; có thể dùng liều tối đa là 20mg, uống 1 lần/ngày sau ít nhất 1 tuần sử dụng thuốc.
Đối với bệnh nhân trên 65 tuổi: cần thiết phải giảm liều khởi đầu và liều tối đa có thể dùng so với liều của người trường thành, thông thường dùng với liều 10mg/ngày. Tốt nhất là sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn cụ thể của các bác sĩ hoặc dược sĩ.
Để điều trị bệnh trong đợt trầm cảm nặng: uống 10mg/ngày, có thể tăng liều lên 20mg, uống 1 lần/ngày. Dùng thuốc trong 2 – 4 tuần, các triệu chứng của bệnh trầm cảm sẽ giảm rõ, tiếp tục điều trị củng cố bệnh bằng cách duy trì sử dụng thuốc 6 tháng liên tiếp sau khi hết triệu chứng.
Điều trị chứng hoảng loạn có hoặc không kèm theo ám ảnh sợ khoảng trống: vào tuần điều trị đầu tiên liều khởi đầu khuyến cáo sử dụng cho người bệnh là uống 5mg/lần/ngày, sau đó duy trì với liều 10mg, uống 1 lần/ngày; có thể tăng liều tối đa lên 20mg/lần, ngày uống 1 lần tùy vào đáp ứng với thuốc của người bệnh.
Trường hợp người bệnh có chứng lo âu xã hội: dùng đường uống 10mg thuốc 1 lần mỗi ngày, điều trị cho bệnh nhân trong vòng 2 – 4 tuần, liều được hiệu chỉnh tùy vào từng bệnh nhân mà có thể tăng liều lên đến 20mg/lần/ngày hoặc giảm liều xuống còn 5mg/lần/ngày . Tiếp tục sử dụng thuốc trong khoảng 12 tuần để duy trì đáp ứng điều trị.
Trường hợp người bệnh mắc chứng lo âu toàn thể: thông thường dùng liều 10mg/ngày, liều tối đa có thể dùng là uống 20mg/ngày. Đã có các nghiên cứu chứng minh sử dụng thuốc ít nhất 6 tháng để duy trì điều trị ở những trường hợp đáp ứng với liều 20mg/ngày.
Điều trị chứng ám ảnh cưỡng bức: liều bắt đầu là 10mg/ngày, liều tối đa có thể sử dụng là 20mg, uống 1 lần mỗi ngày.
Đối với bệnh nhân suy thận mức độ nhẹ và vừa thì không cần hiệu chỉnh liều. Ở bệnh nhân suy thận nặng có độ thanh thải creatinin dưới 20ml/phút thì cần thận trọng trong quá trình sử dụng, sử dụng dưới sự tư vấn của bác sĩ và dược sĩ.
Đối với các bệnh nhân suy gan nhẹ và vừa hoặc người chuyển hóa chậm CYP2C19: 2 tuần đầu dùng với liều 5mg/ngày, sau đó có thể tăng liều lên 10mg/lần/ngày tùy vào mức độ đáp ứng của bệnh.
Quá liều và xử trí
Hiện nay chưa có các báo cáo về việc quá liều Eslo có thể gây tử vong, tuy nhiên các triệu chứng thường gặp khi sử dụng thuốc quá liều là co giật, hôn mê, chóng mặt, hạ huyết áp, mất ngủ, ngủ gà, thay đổi điện tâm đồ, nhịp nhanh xoang và có thể dẫn đến suy thận cấp.
Trong trường hợp không may sử dụng quá liều thuốc, bạn cần báo ngay cho các bác sĩ và đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, chữa trị kịp thời.
Thuốc Eslo 10mg có giá bao nhiêu?
Giá bán thuốc Eslo theo niêm yết của nhà sản xuất là. Tuy nhiên, giá của sản phẩm cũng tùy thuộc vào từng nhà thuốc: có thể rẻ hoặc đắt hơn 5000 – 10000 đồng/hộp so với giá bán chính thức của công ty.
Eslo 10 được bán ở đâu?
Hiện nay, Eslo 10 được bán tại hầu hết các hiệu thuốc trên toàn quốc. Khi nhận được sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc này, bạn có thể đi đến các nhà thuốc gần nhà mình để hỏi mua thuốc điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu Eslo 10. Để thuận tiện hơn, bạn có thể mua thuốc tại Trung tâm tư vấn sức khỏe – bacsimoinha.com bằng cách liên hệ với hotline 0584398618 hoặc 0825570831 để được tư vấn và ưu đãi.
Có được dùng thuốc Eslo cho phụ nữ có thai và cho con bú không?
Cho đến nay vẫn chưa có các nghiên cứu chứng minh được thuốc an toàn đối với phụ nữ có thai, cũng chưa có các dữ liệu đưa ra về việc thuốc có gây ra quái thai hay không. Vì vậy, đối với các trường hợp thực sự cần thiết sử dụng thuốc Eslo 10mg, cần tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ sau khi đã cân nhắc lợi ích đối với người mẹ và nguy cơ đối với thai nhi.
Hoạt chất chính của thuốc là Escitalopram có khả năng qua được sữa mẹ, nên khi mẹ dùng thuốc này, con có thể gặp các triệu chứng bú ít, ngủ gà ngủ gật hay giảm cân. Do đó cần cân nhắc việc dừng sử dụng thuốc hoặc là ngừng cho con bú trên cơ sở đã cân nhắc tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ và mức độ nguy hiểm đối với trẻ bú mẹ.
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Cần thận trọng khi sử dụng viên nén Eslo cho người lái xe và vận hành máy móc do có thể gây rối loạn nhận thức và vận động khi dùng thuốc.
Tác dụng phụ của thuốc Eslo 10mg
Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân thường gặp các triệu chứng trên thần kinh trung ương như nhức đầu, buồn ngủ, mất ngủ; rối loạn tiêu hóa với tình trạng nôn và rối loạn cương dương trong sinh dục.
Một số tác dụng phụ hay gặp trong thời gian dùng thuốc là:
- Các triệu chứng trên hệ thần kinh trung ương: mệt mỏi, mơ mộng bất thường, chóng mặt, ngủ lịm, ngáp ngủ.
- Rối loạn nội tiết và chuyển hóa được biểu hiện qua: giảm ham muốn tình dục, không đạt cực khoái và rối loạn kinh nguyêt.
- Rối loạn tiêu hóa như khô miệng, tiêu chảy, táo bón, giảm cảm giác ngon miệng, khó tiêu, nôn, đau bụng, đau răng, đầy hơi.
- Trên hệ hô hấp có thể gặp các triệu chứng viêm mũi, viêm xoang
- Có thể đau vai gáy hoặc dị cảm.
- Ngoài các tác dụng không mong muốn trên, đã ghi nhận các trường hợp bị bất lực trong đời sống sinh dục, toát mồ hôi nhiều hoặc các hội chứng dạng cúm.
Các tác dụng không mong muốn được báo cáo sau khi bệnh nhân sử dụng thuốc như suy thận cấp, mất bạch cầu hạt, dị ứng, phản vệ, phù mạch, thiếu máu, tăng cảm giác ăn ngon miệng, rung nhĩ, tăng bilirubin máu, viêm phế quản, đau ngực, tai biến mạch máu não, suy tim, lú lẫn, viêm da, hồng ban đa dạng, nóng bừng, chảy máu tiêu hóa, thiếu máu tan máu, viêm gan, hoại tử gan, tăng cholesteron… tuy nhiên tần suất xuất hiện các tác dụng không mong muốn này là hiếm gặp.
Chống chỉ định
Không dùng thuốc cho bệnh nhân mẫn cảm hay có tiền sử dị ứng với thành phần của thuốc.
Không dùng thuốc cho các trường hợp đang sử dụng thuốc IMAO hay đã dùng IMAO liều cuối cùng trong vòng 14 ngày.
Không phối hợp với thuốc pimozid hay các thuốc gây kéo dài khoảng QT.
Thận trọng
Trong thời gian uống thuốc, người bệnh cần được theo dõi các tình trạng tâm lý và hành vi để tránh các nguy cơ dẫn đến bệnh nặng thêm hoặc có xu hướng tự sát, nhất là vào thời điểm bệnh nhân bắt đầu sử dụng thuốc hoặc khi tăng/giảm liều theo hướng dẫn của các bác sĩ. Do đó, tránh giảm liều hoặc ngừng thuốc đột ngột, cần phải giảm liều một cách từ từ và cẩn trọng.
Thận trọng khi sử dụng thuốc cho các trường hợp vận hành máy móc, các bệnh nhân có tiền sử co giật hay những người mắc bệnh có nguy cơ gây rối loạn chuyển hóa hoặc huyết động.
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc thường xảy ra khi phối hợp 2 hay nhiều thuốc lại với nhau, điều này có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của các thuốc bạn đang sử dụng, từ đó ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh của bạn.
Thận trọng khi phối hợp Eslo 10 với các thuốc kích thích serotonin, thuốc rối loạn chuyển hóa serotonin như IMAO hoặc các thuốc chống loạn thần do dùng đồng thời làm tăng nguy cơ gặp hội chứng serotonin hoặc phản ứng giống hội chứng an thần ở mức độ trầm trọng.
Cẩn thận khi dùng đồng thời với thuốc chống viêm không steroid, aspirin, wafarin do làm tăng nguy cơ chảy máu bất thường.
Escitalopram làm giảm tác dụng chọn lọc trên tim của metoprolol.
Khi dùng cùng các thuốc như thuốc giảm đau opioid, thuốc ức chế thần kinh trung ương, thuốc chống loạn thần, thuốc ức chế CYP3A4, ức chế CYP2C19, thuốc kháng sinh nhóm macrolid, tryptophan, vitamin E sẽ làm tăng tác dụng và độc tính của Eslo 10mg.
Bên cạnh đó, tác dụng của thuốc sẽ bị giảm khi phối hợp cùng các thuốc gây cảm ứng enzym CYP3A4, CYP2C19, thuốc chống viêm không steroid, carbamazepin.
Nếu uống rượu hoặc sử dụng các loại thảo dược như cây nữ lang, cỏ cava trong quá trình sử dụng Escitalopram sẽ làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương.
Dược động học của thuốc trầm cảm Eslo 10mg
Hấp thu
- Thức ăn không ảnh hưởng đến sự hấp thu hoạt chất Escitalopram.
- Thuốc được hấp thu gần như hoàn toàn vào vòng tuần hoàn chung của cơ thể.
Phân bố
- Sau khi được hấp thu vào máu, thuốc nhanh chóng được phân bố đến vị trí đích trong cơ thể.
Chuyển hóa
- Thuốc được chuyển hóa ở gan thành dạng có hoạt tính kém hơn hoạt tính của hoạt chất chính Escitalopram.
Thải trừ
- Escitalopram được thải trừ chủ yếu qua thận vào nước tiểu
Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp nhằm giúp bạn sử dụng thuốc an toàn và hiệu qủa hơn, nếu đang còn những thắc mắc chưa được giải đáp thì bạn có thể nhắn tin hoặc liên hệ hotline để được dược sĩ tư vấn
THÔNG TIN TRONG BÀI VIẾT CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, VIỆC DÙNG THUỐC CỦA BẠN PHẢI TUÂN THEO SỰ HƯỚNG DẪN NHƯ BÁC SĨ ĐÃ CHỈ ĐỊNH.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.